Bí quyết chăm sóc da sau nặn mụn tránh thâm sẹo tại nhà

Chăm sóc da sau nặn mụn là việc rất cần thiết để tránh bị tổn thương da và để lại thâm sẹo. Vậy phải làm gì để phục hồi lại làn da sau khi nặn mụn? Cùng tham khảo những cách chăm sóc da sau mụn siêu hiệu quả dưới đây nhé.

Mục lục

1 . Một số lưu ý khi nặn mụn

Nặn mụn là cách nhanh và triệt để để loại trừ những nốt mụn sưng xấu xa trên da mặt bạn. Đây là một số điều cần chú ý khi nặn mụn để tránh da bị viêm nhiễm mà bạn nên biết.

  • Khử trùng tay và dụng cụ nặn mụn
  • Vệ sinh da mặt và xông hơi trước khi nặn
  • Lựa chọn chính xác những mụn đã chín hoặc thấy còi. Những mụn nặn được là mụn đầu trắng; mụn đầu đen; mụn cám; mụn trứng cá ở tình trạng nhẹ; mụn đã khô còi, không bị viêm, sưng, đau, nhức; phần nhân đã cứng và trồi lên bề mặt da
  • Lấy hết nhân mụn sẽ giúp quá trình phục hồi da diễn ra nhanh hơn.

Lưu ý: Bạn chỉ nên nặng những loại mụn này khi tình trạng không quá nghiêm trọng. Ngoài ra, đối với những nốt mụn khá, cần xác định mụn đã hình thành nhân chưa, nhân chín chưa và cần thực hiện nặn mụn đúng cách và làm tốt khâu vệ sinh khi nặn mụn.

 

2 . Chăm sóc da sau nặn mụn – Nên làm gì để tránh bị viêm nhiễm và thâm sẹo?

2.1 Để da nghỉ ngơi 5-10 phút sau khi nặn mụn 

Vừa nặn mụn xong nên làm gì? Sau khi nhân mụn được lấy hết, máu và dịch vàng sẽ tiếp tục rỉ ra. Do đó, bạn chớ vội vàng thoa bất cứ dung dịch hay sản phẩm nào lên da, vừa không có tác dụng vừa làm dịch vàng lan rộng ra vùng da quanh đó. Hãy để da nghỉ ngơi trong ít nhất 10 phút, dùng bông gòn hoặc tăm bông chấm lên nốt mụn để hút sạch mủ và dịch, cho đến khi vết thương đóng lại hoàn toàn thì mới bôi mỹ phẩm phục hồi da để chăm sóc da sau nặn mụn.

2.2 Tuyệt đối không đụng tay vào những chỗ mụn mới nặn

Sau khi mới nặn mụn, da còn trong tình trạng bị yếu dễ kích ứng do tổn thương từ việc nặn mụn. Để chăm sóc da sau khi nặn mụn hiệu quả. Các bạn tuyệt đối không được đưa tay sờ vào những nốt mụn mới nặn, vùng da này đang bị tổn thương và vô cùng nhạy cảm. Nếu liên tục chạm tay vào đó, bạn đã đưa không ít vi khuẩn có hại xâm nhập vào vết thương hở, khiến lỗ chân lông bị nhiễm khuẩn và tạo điều kiện cho mụn tái trở lại.

2.3 Giữ da luôn sạch sẽ

Sau khi mới nặn mụn, bạn không nên ra ngoài để da bị bám bụi gây viêm nhiễm. Hoặc tránh makeup ngay tại thời điểm đó bởi các lớp makeup dễ khiến da bị bí và dễ viêm hơn. Khiến da lâu lành lại.

2.4 Chườm đá

Chườm đá sẽ làm se khít các lỗ chân lông, vi khuẩn, bụi không có cơ hội xâm nhập vào sâu bên trong để gây viêm hay nổi mụn. Tuy nhiên, bước chường đá này nên được thực hiện sau khi đã rửa sạch lại mặt bằng nước muối sinh lý hay sữa rửa mặt để cuốn trôi hết bụi, vi khuẩn, bã nhờn trước.

2.5 Đắp mặt nạ

Sau khi nặn mụn nên đắp mặt nạ từ một số nguyên liệu thiên nhiên để làn da mau cải thiện, ngăn ngừa tình trạng thâm mụn. Một số thành phần thường được sử dụng làm mặt nạ như nghệ, nha đam, cà chua, khoai tây,…Các nguyên liệu thiên nhiên này có đặc điểm lành tính nên đảm bảo được độ an toàn khi sử dụng. Để đạt được hiệu quả ngừa thâm tốt nhất, hãy sử dụng các loại mặt nạ này 2 lần/ tuần.

2.6 Sử dụng toner làm dịu da

Toner (nước hoa hồng/nước cân bằng cho da) có tác dụng cân bằng độ pH cho làn da , có tác dụng làm dịu và cấp ẩm cho làn da. Sau khi rửa mặt các bạn nên sử dụng toner để giảm tình trạng viêm đỏ của làn da, nóng rát và khó chịu ở da mặt sau khi lấy nhân mụn

Nếu như vết nặn mụn gây viêm và đỏ nhiều, bạn có thể thấm toner ra bông tẩy trang và đắp trực tiếp lên vùng da bị viêm đỏ ấy trong khoảng thời gian từ 2-5 phút. Sử dụng cách này sẽ giúp cho làn da có thể được giảm nhanh tình trạng sưng đỏ và đau nhức. Bên cạnh đó, còn hạn chế được tình trạng bong tróc da một cách hiệu quả nhất.

2.7 Chống nắng

Tại các vết nặn mụn, làn da của chúng ta thường bị tổn thương sâu và dễ lại các vết thâm sẹo sau khi phục hồi. Nếu như làn da của chúng ta tiếp xúc với ánh nắng trong một khoảng thời gian dài, vùng da này sẽ thường chậm phục hồi hơn và các vết thâm mụn cũng sẽ xu hướng là bị bị thâm sạm đậm màu hơn. Chính vì vậy, sau khi nặn mụn các cô gái cần chống nắng cho làn da một cách đều đặn, tránh để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc các chất ô nhiễm khác trong môi trường vì ở giai đoạn này da rất dễ nhạy cảm và khả năng tự bảo vệ bị suy yếu chính vì thế sẽ rất dễ bị xâm hại bởi các tác nhân từ bên ngoài

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *